Hướng dẫn cách chữa và phòng bệnh cá koi mùa mưa

phòng bệnh cá koi mùa mưa

Hướng dẫn xử lý hồ và đánh phòng bệnh cá koi mùa mưa giúp cá chép Nhật an toàn khi thời tiết thay đổi, tránh được các bệnh theo mùa làm cá suy yếu, bệnh.

Tại sao nên phòng bệnh cá koi mùa mưa?

Khi mùa mưa xuất hiện cũng là lúc các loại bệnh theo mùa kéo theo làm cá bị ảnh hưởng khá nhiều. Khi mưa xuất hiện, bắt đầu mùa mưa thường kéo theo đó là các loại bệnh thường gặp ở cá koi ví dụ như sốc nước, thay đổi độ Ph đột ngột, những bệnh về ký sinh trùng lạ vào hồ từ lá cây, mái che hay thành hồ bị tạt vào trong hồ. Hoặc các bệnh rối loạn tiêu hoá cho cá khi nhiệt độ thay đổi mà chúng ta vẫn cho cá ăn.

Khi xuất hiện một cơn mưa đột ngột bạn cần lưu ý để xử lý hồ để đảm bảo an toàn cho cá.

Lưu ý đến độ ph trong hồ cá koi

Độ Ph chuẩn mà cá koi có thể chịu được tốt nhất là từ 7.0 đến 7.8. Tuy nhiên đôi khi độ Ph sẽ không tối ưu do cách làm hồ, do vị trí địa lý, điều kiện địa chất của mỗi nơi sẽ có sự khác biệt nên độ Ph cũng sẽ khác nhau, do đó độ Ph có thể hạ xuống dưới 7.0 hoặc cao hơn 8.0, những ngưỡng này con cá Koi vẫn có thể sống & lớn được nhưng bạn không thể đòi hỏi con cá có thể phát triển toàn diện va hoàn chỉnh được. Vì môi trường nước với độ Ph quá thấp/cao sẽ có sự chênh lệch về axit, bazer không phù hợp với con cá của bạn.

Khi bạn thường xuyên đo và biết độ Ph trong hồ của bạn ở mức bao nhiêu và con cá thường xuyên chịu được mức Ph đó là phù hợp thì sau cơn mưa khi bạn đo lại Ph chênh lệch quá thấp/cao so với độ ph thường có của hồ (không phải so với chuẩn của nước hồ cá Koi). qua thấp cũng không được mà Ph quá cao cũng lại càng không được, khi thấy chênh lệch quá lớn như vậy bạn cần thực hiện ngay các phương pháp để xử lý. Ví dụ như sau cơn mưa bạn đo Ph xảy ra 02 trường hợp Ph quá thấp và quá cao thì xử lý như sau:

  • Cách tăng độ ph cho hồ cá koi: xử dụng vôi tôi thả vào thau nước lớn, đợi nước vôi lắng xuống và còn nước trong bên trên của dung dịch dùng để tạt vào hồ. Cách này sẽ giúp độ Ph tăng lên trong hồ, không có một định lượng cụ thể nên bạn chỉ có thể châm vào từng ít một và đo lại cho đến mức mong muốn thì dừng.
  • Cách giảm độ ph trong hồ cá koi: bạn sử dụng các chất có tính axit để hạ, ví dụ nước cam, nước chanh hoặc dấm ăn. cũng làm như cách trên chứ theo liều lượng cụ thể, bạn pha loãng và tạt vào hồ, đợi 5 – 10p và đo lại rồi đến mức mong muốn thì dừng.
phòng bệnh cá koi mùa mưa
Nên phòng bệnh cá koi mùa mưa

Tránh tác động đến hệ vi sinh của hồ cá, ngăn lọc

Sau vấn đề về Ph chính là các chất bị đưa vào hồ từ mái che, thành hồ, chung quanh môi trường hồ, bụi bẩn theo các loại ngoại lai như ký sinh trùng nguy hiểm, vi khuẩn..v..v.. gây ra những loại bệnh như bệnh tuột nhớt ở cá koi, nấm mang, bầm đỏ..v..v…

Để trị những loại bệnh này bạn cần quan sát biểu hiện của cá. Bạn nên thay nước mặt của hồ từ 10 – 20% sau 1 cơn mưa.

Bạn nên tránh các tác động tiêu cực của bộ lọc, vệ sinh hồ, ngăn lọc..v..v… gây xáo trộn hệ vi sinh vốn có của hồ hoặc thậm chí là gây sập vi sinh của hồ. Với các yếu tố cộgn hưởng như vậy nguy cơ cá bệnh sẽ rất cao.

Kinh nghiệm là sau một cơn mưa vào hồ bạn nên bổ sung Vitamin C, Khoáng, men vi sinh lọc nước tránh tuyệt đối đánh các loại hoá chất vào thời điểm đó không được tác động trực tiếp vào bộ lọc.

Trời mưa có nên cho cá koi ăn?

Điều quan trọng thường quên chính là ngừng cho cá ăn vào thời điểm mưa. Nếu bạn lỡ cho cá ăn xong và trời mưa thì đó là điều bất khả kháng không thể thay đổi nhưng nếu dự đoán được trogn thời gian tới, ngày mai trời sẽ có mưa thì chắc chắn bạn phải ngưng cho cá ăn vì con cá sẽ rất khó tiêu hoá.

Những sai lầm rất nguy hiểm là sáng mưa chiều cho cá ăn, trời đang mưa cho cá ăn. Có thể cá của bạn sẽ không chết ngay nhưng con cá rất khó tiêu, sình bụng hoặc nguy hiểm hơn là sẽ chết do chướng bụng không tiêu. Những chiệu trứng bệnh về đường tiêu hoá, đây là những chứng bệnh nguy hiểm vì rất ít biểu hiện ra bên ngoài khi mới chớm hoặc bệnh ở thể nhẹ, có thể nói bệnh về đường tiêu hoá là chứng bệnh khó điều trị, khó chuẩn đoán.

Bệnh về đường tiêu hoá cần có những triệu chứng lâm sàng, khám bằng những thiết bị hiện đại được kiểm nghiệm đầy đủ mới có được liệu trình gần đúng để trị bệnh nhưng cũng xác xuất chỉ 50% hoặc cao hơn là chỉ 80%. Do đó, cần phòng tránh hơn là gây ra nguy cơ cho cá bị bệnh về tiêu hoá do cho ăn vào thời điểm mưa.

Tốt nhất là nên cho cá đói vào những ngày mưa và sau đó ít nhất 1 dến 2 ngày. Khi cho cá ăn trở lại tránh cho cá ăn sau 17h và cần bổ sung thêm

Men tiêu hoá Radost: giúp hỗ trợ tiêu hoá

Tăng cường thêm sức đề kháng cho cá thì cần bổ sung thêm tinh chất tỏi của Ari Koi: tính chất tỏi (không phải tinh dầu tỏi), hỗ trợ tiêu hoá đường ruột, có vi sinh, hỗ trợ phòng tránh các loại bệnh cho cá lớn, tăng cường sức đề kháng bằng kháng sinh tự nhiên.

Bổ sung thêm vitamin C++, Khoáng chất & Vitamin

Với những kinh nghiệm chia sẻ về cách chăm sóc, phòng & trị bệnh cho cá Koi bạn có thể đóng góp hoặc gửi thắc mắc về cho Ari Koi để được tư vấn chính xác hơn, Zalo 0908076879 Mr Dũng Ari Koi

Xem thêm:

Phòng bệnh cho cá chép koi khi thời tiết chuyển mùa

Leave a Reply