Ngoại ký sinh trùng cá Koi là gì?

Ngoại ký sinh trùng cá Koi

Ngoại ký sinh trùng cá Koi gồm những loại nhìn thấy được bằng mắt thường & không thể nhìn thấy được sẽ có thuốc đặc trị ký sinh trùng trên cá cũng như cách xử lý cá bị ký sinh trùng được chia sẻ bởi chuyên gia sẽ giúp cá nhanh hồi phục.

Ngoại ký sinh trùng cá Koi là gì?

Ngoại ký sinh trùng là những vật ký sinh sống trên cơ thể vật chủ như da, vây, đuôi hoặc thậm chí là vòm họng của con cá. Ngoại ký sinh trùng nói chung tiếng Anh là Ectoparasite. Ngoại ký sinh trùnglà những loại có thể thấy được bằng mắt thường và những loại không thể thấy được bằng mắt thường.

Vật ký sinh sống ở ngoài cơ thể vật chủ, như da, tóc móng, ví dụ như nấm sống ở da. Nội ký sinh trùng (endoparasite): Vật ký sinh sống trong cơ thể vật chủ, ví dụ như giun sán trong ruột.

thuốc đặc trị trùng mỏ neo cá koi

Elipara Supper Protect là loại thuốc trị ký sinh trùng trên cá koi đặc trị trùng mỏ neo

I. Dấu hiệu Ngoại ký sinh trùng

Cá ngứa mình, cạ liếc, tự nhiên lạng cạ mình ở hút đáy, lạng ở vòi nước, thác chính xác 100% con cá khó chịu ở trên da, 80% là ngoại ký sinh trùng.

Khi cá bị ngoại ký sinh trùng ngoài triệu chứng do bệnh gây ra thì nó còn làm cho con cá có thêm nguy cơ bị trầy trụa, đỏ bầm, nổi gân máu toàn thân. với một số loại ngoại ký sinh trùng sẽ để lại vết cắn rõ ràng như trùng mỏ neo, rận nước

Ngoại ký sinh trùng cá Koi

Rận nước cắn làm nổi chỉ đỏ

Thuốc đặc trị sẽ vừa trị rận kèm theo xử lý vết loét giúp cá nhanh hồi phục hơn.

Trùng mỏ neo không nên dùng nhíp gắp vì có nguy cơ làm vết thương to – làm nhiễm trùng chết cá. Vết cắn của nó sẽ nổi mụt như mụt ghẻ, có sợi chỉ trong dài bám vào bên trong. Không nên dùng nhíp gắp.

Trùng mỏ neo đẻ nhanh và rất dai dẳn. Trùng mỏ neo không chỉ sống ký sinh trên da mà dôi khi nó còn tấn công vào trong vòm họng con cá & chúng ta không thể thấy nó rõ ràng và gắp.

Nếu chưa mua kịp thuốc thì nên tạt Vitamin c dể con cá tăng sức đề kháng lên, sau 24h thì đánh thuốc vào để diệt trùng mỏ neo – không nên đánh sớm hơn vì C có thể còn và làm mất tác dụng của thuốc.

II. Dấu hiệu của ký sinh trùng đơn bào

Khi bị ký sinh trùng đơn bào thường sẽ bao gồm – tức là xuất hiện hầu hết các triệu chứng cùng lúc:
– Ngứa mình, phóng nhảy, cạ liếc
– Xuất huyết vây, kỳ, đuôi, đỏ mình trên cơ thể con cá xuất hiện vết bầm, đỏ khắp nơi. Nổi chỉ đỏ, nổi gân máu.
Lờ đờ, bỏ ăn, nằm đáy

Với những triệu chứng trên thì hơn 80% khả năng là cá đang bị ký sinh trùng đơn bào.

III. Ký sinh trùng không thể thấy bằng mắt

Với loại ngoại ký sinh trùng mà cũng không phải KST đơn bào đó là sán thì chỉ cần đánh bằng thuốc tím KMn04

Biểu hiện cá bị sán thường ngứa mình, cạ liếc, không đỏ mình với tần suất khá ít nhưng không bỏ ăn vì trong hồ luôn luôn có sán và nó tấn công cá khi thời tiết thay đổi. nó giết con cá bởi vết cắn trên cơ thể hoặc do mật độ sán cao, khi đánh thuốc tím hay fraziquantel định kỳ không phải để diệt khuẩn mà là để giảm mật độ sán trong hồ. Khi mật độ sán quá nhiều kèm theo triệu chứng đỏ mình, đỏ vây kỳ & bỏ ăn do vết cắn bị nhiễm khuẩn thì là đã bị nặng. Cho nên luôn cần có thuốc tím để sử dụng, khi thấy triệu chứng cá bị sán nên tạt thuốc tím trong hồ để giảm mật độ sán xuống.

Leave a Reply