Cách chữa cá koi bị nhiễm khuẩn

Dấu hiệu nhận biết và cách chữa cá koi bị nhiễm khuẩn an toàn

Chia sẻ 3 cách chữa cá koi bị nhiễm khuẩn an toàn không gây chết cá và quan trọng hơn nữa là phù hợp với tình trạng bệnh của cá, hạn chế lờn kháng sinh ở cá Koi.

Những cách chữa cá koi bị nhiễm khuẩn an toàn

Có 03 cách để điều trị cho các khi bị nhiễm khuẩn mà bạn cần biết triệu chứng và tình trạng bệnh chính xác nhất để áp dụng cách phù hợp nhất:

  • Điều trị nhiễm khuẩn bằng thuốc sát trùng: Muối, Dioxin, Clorine … đánh vào để diệt khuẩn trong hồ
  • Điều trị bằng kháng sinh: khá phổ biến khi áp dụng điều trị cho cá. Ví dụ Tetraxiline, Amoxicillin, Cepha, thông dụng nhất là Elbagine – Tetra Nhật
  • Kết hợp thuốc nhiễm khuẩn và kháng sinh: để áp dụng điều ở một số thời điểm với một số bệnh & tình trạng bệnh để đem lại kết qủa tốt hơn.

Điều trị bằng thuốc sát khuẩn

Sử dụng khi phát hiện cá bị nhiễm khuẩn ngoại: đục mắt, đỏ vây bơi, bầm đỏ trên cơ thể, mất nhớt…v.v.v. hoặc kết hợp tất cả các triệu chứng đó. Khi phát hiện cá bị các triệu chứng này chúng ta không nên vội vã sử dụng phương pháp điều trị bằng kháng sinh mà nên sử dụng thuốc sát khuẩn để tránh nguy cơ lờn kháng sinh ở cá. Khi cá bị lờn thuốc sẽ khó mà điều trị cho cá ở lần tiếp theo.

Khi điều trị cá bằng các loại thuốc sát khuẩn sẽ hiệu quả hơn và tốt cho cá khi nuôi về lâu dài, chỉ trừ khi không thể điều trị bằng thuốc sát khuẩn mới tiến hành phương pháp điều trị bằng kháng sinh. Nên ưu tiên sử dụng thuốc sát khuẩn khi cá bị nhiễm khuẩn ở thể nhẹ.

Ưu thế khi điều trị bằng thuốc sát khuẩn. Chúng ta thường nhầm lẫn với các dấu hiệu bệnh nhiễm khuẩn với những loại bệnh khác. Ví dụ là bệnh nấm mang cá Koi, khi vạch mang cá ra để khám cận lâm sàng và phát hiện mang cá bị tổn thương, nhạt màu ở bệnh nhiễm khuẩn tấn công vào mang đầu tiên cũng có dấu hiệu tương tự thì chúng ta có thể đánh thuốc đặc trị nấm mang cho cá – đây là một loại thuốc điều trị nhiễm khuẩn vừa có tác dụng điều trị bệnh nhiễm khuẩn cũng đồng thời có tác dụng điều trị bệnh nấm mang ở cá Koi.

cách chữa cá koi bị nhiễm khuẩn
cách chữa cá koi bị nhiễm khuẩn

Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc sát khuẩn khác nhau, tuy nhiên Ari Koi sẽ chia sẻ cho bạn những loại an toàn và được Cá Koi Đà Lạt sử dụng hiệu quả cho rất nhiều khách hàng và Ari Koi hiểu rõ nhất về các loại thuốc này.

  • Thuốc đặc trị nấm mang cá Koi: ngoài công dụng là thuốc đặc trị bệnh nấm mang ở cá thì thuốc còn có tác dụng sát khuẩn cực mạnh, có thể diệt được vi khuẩn và virus có trong hồ. Liều đánh sát khuẩn có cá cũng tương tự với liều điều trị nấm mang bình thường là 1gr cho 5.5 khối nước.
  • Thuốc tím KMn04: bạn có thể mua dễ dàng ở nhiều nơi trên thị trường khá rẻ tiền, tuy nhiên Ari Koi khuyên bạn nên mua loại thuốc rẻ tiền vì lượng tạp chất nhiều và chất lượng thấp. Bạn nên mua loại thuốc tím KMn04 chuyên cho phòng thí nghiệm được Ari Koi cung cấp. Bạn sẽ hiểu tại sao người khác đánh thuốc tím thì hiệu quả còn loại tím bạn mua trôi nổi trên thị trường thì lâu hoặc không hết bệnh cho cá. Tác dụng của thuốc tím KMn04 khác với nấm mang là bạn có thể sát trùng toàn bộ hồ hoặc bắt cá riêng ra để đánh tím cho 1 cá thể, ngoài ra bạn có thể pha loãng thuốc và sử dụng bông tăm để sát trùng trực tiếp lên vết thương của cá do nhiễm khuẩn hoặc không do nhiễm khuẩn đều an toàn.
  • Thuốc sát trùng Povidine: dung dịch sát khuẩn Povidon/Povidine có thành phần chủ yếu là Povidon iod, Glycerin, Dinatri hydrophosphat, natri hydroxyd,acid citric, nonoxynol 9 dễ dàng mua được ở tiệm thuốc tây. Bạn có thể nhỏ trực tiếp lên vết thương của cá để sát khuẩn. Đây là loại thuốc sát trùng tại chỗ an toàn, hiệu quả và rẻ tiền.

Hướng dẫn bạn cách sát khuẩn cho cá an toàn: bắt cá bỏ vào tank, sử dụng thuốc mê cá cảnh để có thể khám cận lâm sàng cũng như sát khuẩn cho cá được an toàn, cá không vùng vẫy gây tổn thương nghiêm trọng hơn. Khi cá đã mê ngủ, đỡ cá nghiêng lên, dùng bông tăm hoặc bông gòn để thấm vào vết thương và có thể phẩu thuật nhẹ cắt bớt các vết thịt thừa, cạo nhớt chỗ vết loét sau đó dùng bông thấm thuốc sát trùng cho cá bôi vào vết thương.

Điều trị nhiễm khuẩn cá Koi bằng kháng sinh

Nếu như sau khi đánh thuốc sát khuẩn – thuốc đặc trị nấm mang ở cá Koi nhưng không thuyên giảm, không đáp ứng thuốc bạn có thể tiến hành bước điều trị bệnh nhiễm khuẩn cá chép Koi bằng kháng sinh.

Khi tiến hành phương pháp điều trị này bạn cần xác định chính xác cá của bạn có phải bị nhiễm khuẩn hay không để tránh trường hợp lờn kháng sinh.

Khi cơ thể cá bị bầm đỏ, mất nhớt, khô vảy thường bạn sẽ đánh Tetra vào. Như vậy cũng chưa phải là phương án tốt, đôi khi cá bị đỏ bầm, nổi chỉ đỏ kèm theo biểu hiện ngứa và cạ liếc với mật độ thường xuyên trong hồ thì có thể do bệnh về ký sinh đơn bào. Bệnh về ký sinh đơn bào không sử dụng kháng sinh vì không có tác dụng trị dứt bệnh mà còn gây lờn kháng sinh. Bạn có thể sử dụng thuốc CX247 cho cá Koi.

Không nên nhầm lẫn bệnh với bệnh nhiễm khuẩn và vội vã sử dụng thuốc kháng sinh là không an toàn cho cá.

Khi bạn xác dịnh được chính xác cá bị nhiễm khuẩn và khong thể trị dứt điểm bằng thuốc sát khuẩn thì bắt đầu chuyển qua sử dụng kháng sinh. Bước điều trị bằng kháng sinh, đầu tiên bạn nên ưu tiên sử dụng các loại kháng sinh phổ rộng đơn cử là Tetracilin có thể mua được tại tiệm thuốc tây. Tuy nhiên hiện nay Tetra khá là lờn thuốc do được sử dụng quá nhiều, Ari Koi khuyên dùng bạn nên chọn Galaitne – một loại thuốc kháng sinh phổ rộng dành cho cá cảnh. Liều sử dụng có thể là cho ăn hoặc đánh trực tiếp vào trong nước – ngâm cá.

Đối với các loại kháng sinh phổ rộng sẽ có tác dụng tới hơn 60% các loại bệnh do nhiễm khuẩn nội, với thuốc kháng sinh phổ rộng Galatine còn có tác dụng với cả nhiễm khuẩn nội bên trong đường tiêu hoá của cá. Bạn nên tham khảo loại thuốc này đầu tiên bởi các ưu điểm của nó đem lại cho quá trình điều trị cá của bạn.

Khi bạn sử dụng kháng sinh phổ rộng cả gram âm lẫn gram dương mà không có tác dụng, cá của bạn không đáp ứng thuốc tại thời điểm đó bạn cần kết hợp từ 2 hoặc 3 loại kháng sinh để điều trị, thậm chí dùng cả loại kháng sinh chuyên dụng hơn. Tuy nhiên bạn cần hiểu rõ thật rõ cũng như chính xác loại nhiễm khuẩn đó là gram âm hay gram dương, lịch trình đánh thuốc của cá từ trước đến nay nó đáp ứng hay không rất phức tạp bởi liên quan đến các kiến thức về y khoa.

Nếu cá của bạn không đáp ứng được các loại thuốc sát khuẩn, kháng sinh phổ rộng bạn có thể chụp ảnh chi tiết cả của bạn, liệt kê các loại kháng sinh của bạn đã được dùng để điều trị và gửi vào zalo của Ari Koi 0908076879 sẽ tư vấn cụ thể và hướng dẫn gần chính xác nhất với trường hợp cụ thể tình trạng cá của bạn liệu trình phù hợp.

Khi bạn kết hợp nhiều loại kháng sinh bạn cần biết được gốc kháng sinh, thế hệ gốc kháng sinh đó hiện tại là thế hệ thứ mấy, là gì..v.v.. các kiến thức này sẽ biết được khi kết hợp nó có tác dụng tương hỗ cho nhau trong quá trình điều trị hay thuốc kị nhau dẫn tới cá chết do đánh thuốc sai cách.

Chữa cá koi bị nhiễm khuẩn bằng thuốc sát khuẩn và kháng sinh

Ở bài thuốc này là tình trạng cá rất nặng và cần điều trị ở liều mạnh. Ari Koi đang áp dụng kết hợp Muối + thuốc điều trị nấm mang + kháng sinh Galatine.

  • Đánh muối sẽ đánh tuỳ theo hiện trạng hồ, nếu bạn sử dụng muối thường xuyên thì tăng liều lượng lên. Ví dụ liều muối thường sử dụng ở hồ của bạn là 3kg cho 1 khối thì tăng lên tỉ lệ 4/1000, nếu bạn khôgn sử dụng muối thường xuyên thì có thể đánh liều thấp hơn.
  • Thuốc điều trị nấm mang cá Koi: đánh vào buổi sáng đúng liều 1gr/5.5khối nước
  • Kháng sinh phổ rộng Galatine: đánh vào 5h chiều theo liều ngâm được ghi hướng dẫn trên bao bì sản phẩm là 20gr kháng sinh cho 1 khối nước (liều kháng sinh cách liều nấm mang từ 8 đến 10 tiếng)
  • Lặp liều hàng ngày: sau mỗi 24h sẽ thay 30% nước hồ, đo độ muối hiện tại và bù muối về mức ngày hôm trước. Cần sử dụng bút đo để biết chính xác lượng muối hiện có trong hồ và cần bổ sung bao nhiêu là chính xác. Sáng lặp liều nấm mang, chiều Galatine

Với khuẩn nhẹ sẽ lặp 3 liều, với trường hợp cá bị nhiễm khuẩn nặng và tình trạng bệnh kéo dài phải đánh liên tục từ 7 đến 14 ngày. Khi đánh vào bạn thấy tình trạng cá tiến triển dù chậm nhưng do tình trạng cá đang bị nặng nên cần kiên nhẫn.

khi cách trên chưa hiệu quả thật sự bạn có thể liên hệ trực tiếp Ari Koi qua số Zalo 0908076879 để dược tư vấn liều phù hợp hơn.

Cách cuối cùng: tiêm kháng sinh cho cá

Nếu cá của bạn còn chịu ăn là dấu hiệu tích cực và có thể phối hợp để điều trị tốt hơn.

Khi cá của bạn có giá trị cao và bỏ ăn không thể điều trị nhiễm khuẩn nội, vết loét của cá quá lớn và con cá bị stress nặng dẫn tới bỏ ăn và không thể điều trị được bằng cho ăn chính là bạn không thể làm gì khác chính là tiêm thuốc kháng sinh cho cá.

Không chỉ chích kháng sinh mà còn chích kháng viêm.

Hướng dẫn cách tiêm thuốc cho cá an toàn:

  • Bắt cá vào tank phù hợp
  • Đánh thuốc mê cá cảnh (mua trực tiếp của Ari Koi)
  • Khi cá đã mê đủ, tuỳ theo loại bệnh mà dùng thuốc kháng sinh/kháng viêm cho cá ở các vị trí phù hợp với loại bệnh hiện hữu của cá.
  • Vị trí chích thường thấy của cá Koi là 2 vị trí là nách cá (trong vây bơi) và chích vào ổ bụng của cá.

Bạn không nên tùy tiện tiêm cá với loại thuốc khôgn được tư vấn kỹ dẫn đến thiệt hại không đáng có, bạn có thể add Zalo của Ari Koi 0908076879 để được tư vấn chính xác nhất các bước an toàn nhất.

Leave a Reply