Bạn cần biết các dấu hiệu nhận biết liên quan đến nhiễm khuẩn nội là gì, nhiễm khuẩn ngoại ra sao để có cách chữa cá koi bị nhiễm khuẩn an toàn cho cá chép Nhật.
Dấu hiệu nhận biết cá koi bị nhiễm khuẩn
NK ngoại:
– Dấu hiệu đầu tiên là ở mắt cá, mắt cá bị đục
– Vây kì con cá bắt đầu nổi chỉ đỏ, bầm, đỏ hoặc nổi chỉ & không còn trong suốt như bình thường
– Trên thân mình sẽ xuất hiện các vết bầm đỏ, thường các vết này sẽ bị khô nhớt, không còn trơn láng mà nhám, vảy hơi bong nhẹ & bầm chỉ đỏ ở khu vực đó.
– Mang cá không bình thường, có chất nhầy, xuất huyết kiểu như ( thường sẽ bị kết luận là nấm hoặc sán mang) Nếu không nhận biết chính xác sẽ bị nhâm lẫn bệnh..
Những dấu hiệu trên có thể nhận biết được bằng mắt thường khá dễ dàng
Nhiễm khuẩn nội
– Thường khó xuất hiện các dấu hiệu bên ngoài
– Khi con cá ko có dấu hiệu gì nhưng bỏ ăn & nằm đáy: có nguy cơ con cá bị nhiễm khuẩn nội – nội tiêu hoá.
– bắt cá ra tank để kiểm tra kỹ càng phần bụng của cá. Nếu hậu môn cá bị đỏ bầm, xuất huyết hậu môn chứng tỏ cá đã chuyển biến nặngm, gần như ko thể điều trị được. Lúc này cần can thiệp bằng những liệu trình nặng riêng biệt cho từng trường hợp cụ thể.
– Nếu chỉ hơi trương to bụng,phình ra kiểu chướng hơi & xuất huyết nhẹ ở phần bụng do nằm đáy lâu ngày.
– Dấu hiệu dễ nhận biết nhất chính là ở hút mặt của hồ xuất hiện có phân cá nổi lên màu trắng hoặc các dây phân không có phân bên trong chỉ có hơi, phân cá ko bình thường, dạng đứt khúc (Dạng tiêu chảy ở người) là dấu hiệu cơ thể cá ko bình thường.

Nguyên nhân nhiễm khuẩn ở cá Koi
Là những yếu tố khách quan không đảm bảo chất lượng/môi trường sống cho cá koi
- Có môi trường sống của cá không phù hợp, nuôi cá sai cách
- Cho cá ăn các loại thức kém chất lượng
- Bộ lọc không xử lý hết được lượng phân cá thải ra, bị quá tải
- Chất lượng nước trong hồ kém: ví dụ nguồn nước đầu vào không đảm bảo
Những nguyên nhân chủ quan mà bạn không phòng tránh hoặc hạn chế cho cá
Nguyên nhân chủ quan do bạn: ví dụ do bạn mua cá nhiều nguồn khác nhau nhưng không cách ly, không thực hiện đúng trình tự thả cá..v..v.. rất dễ gây nhiễm khuẩn chéo. Ví dụ từ 2 – 3 nguồn cá bạn mua, trại đã thực hiện chuẩn quy trình dịch tễ chuẩn nhưng khi hoà đàn ở hồ các nhà bạn lại phát bệnh do thả cá sai cách gây nhiễm khuẩn chéo.
- Yếu tố thời tiết thay đổi thất thường mà không đánh phòng bệnh
- Bội nhiễm từ những loại ký sinh trùng khác (trùng mỏ neo, rận nước, ký sinh trùng đơn bào) và diều trị trễ kết hợp với môi trường sống không sạch sẽ làm nhiễm khuẩn ở cá
- Bị bội nhiễm từ các vết thương do tổn thương vật lý trên cá như cá nhóng lên mặt nước bị va đập vào thành hồ, vào đá hoặc do bắt lên để khám bệnh và vướng lưới làm tổn thương cá.
Cách chữa cá koi bị nhiễm khuẩn
Có 03 cách để điều trị cho các khi bị nhiễm khuẩn mà bạn cần biết triệu chứng và tình trạng bệnh chính xác nhất để áp dụng cách phù hợp nhất:
- Điều trị nhiễm khuẩn bằng thuốc sát trùng: Muối, Dioxin, Clorine … đánh vào để diệt khuẩn trong hồ
- Điều trị bằng kháng sinh: khá phổ biến khi áp dụng điều trị cho cá. Ví dụ Tetraxiline, Amoxicillin, Cepha, thông dụng nhất là Elbagine – Tetra Nhật
- Điêu trị kết hợp thuốc sát khuẩn và kháng sinh