Kiến thức căn bản và cần biết Ari Koi muốn chia sẻ kinh nghiệm chơi cá Koi cho người mới chơi là những loại bệnh thường gặp ở cá Koi. Quý khách sẽ biết được triệu chứng bệnh cá koi để biết được tình trạng cũng như có cách phòng bệnh cho cá koi.
Bệnh trùng mỏ neo ở cá Koi: Triệu chứng & cách trị
- Nguyên nhân: Bệnh trùng mỏ neo ở cá koi là một trong những bênh phổ biến và thường gặp nhất ở cá Koi. Trùng mỏ neo là một loại ký sinh trùng họ giáp sát. Trùng mỏ neo tiếng anh là Lernaea – Anchor Worm. Trùng mỏ neo bám chặt trên thân và đuôi cá, quý khách có thể nhận thấy bằng mắt thường. Trùng mỏ neo sống trong mang cá khi còn nhỏ, đến lsuc trưởng thành chúng sẽ rời khỏi mang cá để sinh sản, đây là giai đoạn trùng hút chất dinh dưỡng trên cá và gây ra các vết thương hở gây xuất huyết. Các vết thương trên thân cá sẽ là cơ hội cho vi khuẩn, nấm tấn công làm cá bệnh nặng hơn.
- Triệu chứng: cá koi bị bệnh trùng mỏ neo sẽ bỏ ăn, bơi lội chậm chạp, ngứa ngáy và rất khó chịu.
- Cách trị: có nhiều loại thuốc trị trùng mỏ neo cho cá koi hiện được bán trên thị trường. Ari Koi tư vấn quý khách dùng bộ 2 chai thuốc trị trùng mỏ neo cho cá koi tận gốc cả rận trưởng thành và ấu trùng còn sót lại trong mang cũng như hồ cá.
Bộ thuốc gồm 2 chai A và B dùng kết hợp với nhau.
- Chai A: 1ml / khối nước.
- Chai B: 1,5ml / khối nước.
- Lập liều sau 5 ngày.
- Dùng thuốc từ 3-5 liều.
- Không cho ăn trong ngày đánh thuốc (những ngày còn lại cho ăn nhẹ được).
- Trước khi đánh thuốc thay 20% nước hồ, vệ sinh sạch hộp lọc.
- Liệu trình dùng thuốc này sẽ tiêu diệt cả trùng mỏ neo trưởng thành và ấu trùng, trứng còn sót lại của trùng trong hồ cá.
Cá koi bị rận nước & thuốc trị rận cá Koi
- Nguyên nhân: Rận nước tên tiếng Anh là Argulus, thường xuất hiện trên mang, khoang miệng, thân hoặc trên da cá Koi. Rận nước không chỉ hút mát mà còn tiết ra chất độc là cá bị tổn thương, vết cắn sẽ sưng đỏ, đây cũng là nguyên nhân làm các loại khuẩn nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập làm cá bị bệnh.
- Triệu chứng: Rận sẽ chích cá vào ban đêm khiến cá ngứa ngáy khó chịu phải bơi nhảy lung tung. Cá thường cạ liếc vào thành hồ nơi có vết cắn trên cơ thể. Quý khách có thể quan sát bằng mắt thường để nhận biết rận nước bám vào thân, đuôi hoặc vây bơi của cá Koi. Đôi khi rận còn xuất hiện bên dưới bụng khiến chúng ta khó nhận biết. Nhẹ thì cá mệt mỏi biếng ăn màu sắc nhợt nhạt, nặng thì gây lở loét và bội nhiễm toàn thân do vết rận cắn gây ra.
- Cách điều trị: Có 2 bước bạn cần thực hiện khi cá Koi bị rận nước. Đầu tiên ùng nhíp y tế để gắp rận ra khỏi cơ thể cá Koi. Bước thứ 2 là dùng Thuốc Trị Rận Nước Cho Cá Koi với liều dùng như sau: 10ml / khối nước. Dùng 3-5 liều. Mỗi liều cách nhau 4-5 ngày. Thay nước 20% trước mỗi lần dùng thuoc. Ngừng cho cá ăn trong các ngày đánh thuố.c (các ngày còn lại cho ăn nhẹ được).
* Trường hợp có bội nhiễm khuẩn: sau khi hết liệu trình đánh thuố c mà phát hiện cá bị lở loét, xuất huyết, mòn vây bơi, đuôi, đục mắt tức là cá đã bị bội nhiễm khuẩn cơ hội.
Bệnh đốm trắng trên cá koi
Đây cũng là một bệnh phổ biến thường gặp ở cá Koi.
- Nguyên nhân: thường nguyên nhân do nguồn nước bị nhiễm khuẩn, không đảm bảm vệ sinh cho môi trường sống của cá.
- Triệu chứng: đầu & thân cá sẽ xuất hiện các hột/đốm trắng li ti, các đốm này sẽ lan rộng ra các bộ phận khác trên cơ thể cá rất nhanh, nếu không phát hiện sớm sẽ lây lan ra khắp hồ và cho cả đàn. Nấm sẽ bám chặt vào da, mô của cá làm cá ốm yếu, suy kiệt rất nhanh. Cá Lờ đờ, xếp vây, cọ xát cạ liếc mình nhiều và da có thể có một sự mờ đục màu trắng xám. Trường hợp nặng cá Koi sẽ bị đỏ mình, tuột nhớt, bỏ ăn. Mang tiết nhiều nhớt nhầy đục, tưa tả. Lây lan và gây chết rất nhanh. Chính vì vậy đây là một loại bệnh cực kì nguy hiểm và gây thiệt hại lớn cho người nuôi nếu gặp phải và không xử lí kịp thời.
- Cách trị: Sử dụng thuốc liều đầu tiên cá sẽ đỡ lại ít nhất 70%. Tuy nhiên vẫn phải điều trị đủ 3 liều để dứt điểm 100% mầm bệnh trong hồ. Sau khi điều trị cá koi bị đốm trắng xong, thường sức khỏe cá yếu, màu sắc cá sẽ kém đẹp, lúc này người nuôi cần chú ý cách cho cá koi ăn giúp lên màu, khỏe mạnh để đàn cá trong hồ/ bể được đẹp hơn.
Bệnh thối đuôi ở cá koi (bệnh thối vây ở cá koi)
- Nguyên nhân: do cá bị nhiễm trùng vi khuẩn Myxcobacteria và nấm mốc. Nhiễm khuẩn là do phân cá bị tích tụ và nước không được xử lý, số lượng cá quá nhiều và bộ lọc nước không đủ công suốt dẫn tới chất lượng nước kém.
- Triệu chứng: sưng viêm và bong tróc vảy. Biểu hiện bệnh thối đuôi ở cá koi hoặc thối vây nặng hơn chính là gốc vây đuôi cá koi có hiện tượng ứ máu, thối rữa và cơ thịt trên mình cá bị thối rữa.
- Cách trị: có 02 cách quý khách có thể cách trị bệnh thối vây cho cá koi
- Cách 1: dùng 5 đến 8 viên thuốc Tetra Nhật pha với 100lit nước, ngâm cá vào dung dịch này 30 phút để diệt khuẩn và khử trùng.
- Cách 2: dùng dung dịch Malachite 1% thoa lên các vết thương trên đuôi & vây cá đều đặn mỗi ngày 1lần và liên tục từ 4 đến 5 ngày.
Bệnh sán da cá koi bệnh sán mang cá Koi Nhật
- Nguyên nhân bệnh sán mang cá koi thường do điều kiện nuôi không đảm bảo, nồng độ hữu cơ trong nước cao, chất lượng nước kém, oxy hoà tant hấp hoặc mật độ cá trong hồ quá cao. Hoặc nguyên nhân cá koi bị sán da, sán mang do thời tiết thay đổi làm cá bị thiếu sức đề kháng với các bệnh cơ hội. Còn 1 nguyên nhân cá koi bị sán da hoặc sán mang nữa chính là cá mới mua về đã có sẵn mầm bệnh.
- Triệu chứng dấu hiệu cá koi bị sán mang thường là cạ liếc vào thành hoặc đáy hồ, ngứa mình, phóng nhảy lên mặt nước. Cá sẽ tụ tập tại chỗ nước có nhiều oxy như vòi, thác nước chảy. Nếu nặng hơn thì cá sẽ tuột nhớt, đỏ người nổi chỉ đỏ khắp người do bội nhiễm khuẩn.
- Cách trị bệnh sán da cá Koi bằng thuốc tím KMn04 tinh khiết là phương án được Ari Koi khuyến nghị quý khách. Đây là cách đơn giản, kinh tế và hiệu quả nhất khi cá Koi bị bệnh sán da, sán mang.
Bệnh xù vảy (Dropsy)
Xù vẩy Dropsy là thuật ngữ được dành cho các bệnh sưng xảy ra trong cơ thể cá. Dropsy không phải là bệnh, mà là kết quả của một số nguyên nhân khác nhau. Đôi khi nó không nguy hiểm chết cá vẫn có thể điều trị được ở thể nhẹ hoặc tự khỏi nếu cá đủ sức khỏe, nhưng đa số cá bị bệnh nên được cách ly và điều trị kịp thời.
- Nguyên nhân cá koi bị xù vảy Dropsy có thể là do nhiễm vi khuẩn, gây chảy máu bên trong cá. Nếu xù vẩy diễn ra chậm: thì đó là khối u đang phát triển, hoặc thậm chí ký sinh trùng nội bên trong cá có thể làm cho nó xù vẩy lên. Một nguyên nhân gây xù vẩy chậm khác là do Mycobacterium tuberculosis – vi khuẩn lao ở cá, gây nguy hiểm cho tính mạng của cá.
- Triệu chứng Dropsy cá Koi xù toàn thân (giống như hình quả thông) và đôi mắt có thể lòi ra, nó sẽ khác với xù vẩy cục bộ 1 vùng trên cơ thể cá Koi. Đối với dạng xù cục bộ đó thì nghĩ tới nguyên nhân nhiễm khuẩn lở loét Ulcer nhiều hơn.
- Cách trị bệnh xù vảy cá koi là dùng muối + kháng sinh phổ rộng như Galatine + Elbagin nhật là combo nên nghĩ đến đầu tiên. Vừa cân bằng áp suất thẩm thấu cho cá Koi, vừa diệt khuẩn trong ngoài cá cơ thể cá, vừa giảm stress dưỡng cá. Điều trị liên tục 3-5 ngày xem kết quả. Liều dùng xem hướng dẫn trên chai thuốc.
Bệnh Loét
Bệnh nấm mang